CÁCH XỬ LÝ TÔM BỊ TRỐNG ĐƯỜNG RUỘT
1. Trống đường ruột là gì?
Trống đường ruột: là biểu hiện trong đường ruột không có thức ăn, hoặc các biểu hiện không phải màu thức ăn như màu đỏ do ăn xác sinh vật, màu vàng do nhiễm trùng gregarin,…Trống đường ruột cho biết tôm có ăn hay không ăn
2. Một số trường hợp trống đường ruột
Yếu trong thời kỳ lột xác:
Bình thường nếu tôm khỏe mạnh lột vỏ nhanh hơn và lượng oxy hòa tan đầy đủ, có thể nhìn thấy ruột. Tuy nhiên môi trường nước xấu, thiếu oxy hoặc thể chất của tôm kém, dẫn đến hiện tượng thiếu oxy sinh lý xảy ra trên tôm. Tôm lột xác không hoàn toàn hoặc khi lột xong mà không ăn, không có thức ăn trong ruột và dạ dày.
Vi khuẩn đường ruột cao:
Vibrio cũng là nguyên nhân chính dẫn đến dạ dày và đường ruột trống rỗng. Mật độ Vibrio gây bệnh trong đường ruột cao, tiết độc tố làm tôm bị bệnh đường ruột, dẫn đến trống ruột
Tôm bị bệnh:
Tôm bị một số bệnh như Gan tụy cấp, đốm trắng, đỏ thân,… thường có biểu hiện trống ruột. Thậm chí bệnh đường ruột như đứt khúc, phân trắng không được điều trị kịp thời cũng dẫn đến trống ruột
Do độc tố, sốc môi trường:
Tôm bị sốc môi trường (do mưa nắng thất thường; nắng gắ,t mưa kéo dài,…) dẫn đến khả năng hấp thu kém hoặc không hấp thu được thức ăn, tôm bị trống đường ruột
Tôm ăn phải tảo độc, tảo độc tiết độc tố làm tổn thương gan ruột hoặc hàm lượng khí độc trong ao cao,…
3. Cách xử lý tôm bị trống đường ruột
Trong đa số trường hợp tôm bị trống ruột thường thấy gan tụy bị tổn hại nghiêm trọng. Và ruột trống rỗng cho thấy tôm không ăn nên việc đưa thuốc vào đường ăn là không thể. Do đó cần xác định tỉ lệ trống ruột để quyết định xử lý hay không
Nếu xác định là biểu hiện của bệnh như EMS, đốm trắng,…thì nên thu tôm hoặc xả bỏ (tôm nhỏ)
Xử lý môi trường:
Cắt thức ăn cử xử lý đầu tiên, sau đó giảm 30-50% thức ăn các cữ còn lại
Kiểm tra các yếu tố môi trường và điều chỉnh về mức thích hợp
Làm sạch nước bằng TOXIN POND 3-4 lít/1000 m3 nước, buổi sáng 9h.
Chiều 15h tạt OXYTETRACYCLIN dạng lỏng 1 lít/1000 m3 nước, 2 ngày liên tục,
Chiều tối 18h tạt SAN ANTI SHOCK 1 kg/1000 m3 tăng sức đề kháng, chống sốc cho tôm (tạt hằng ngày)
Ngày thứ 3 tạt HEPAVIROL Plus và cấy lại vi sinh SANMELI
Trộn ăn
Trộn ăn GENTA-CEPHA 10 g cho 1 kg thức ăn, 2 cử/ngày
Các cử còn lại trộn HEPAVIROL Plus, BACDOCI
Khi gan và ruột tôm được cải thiện trộn ăn BACDOCI và tăng thức ăn lại bình thường
Lưu ý: nên phát hiện sớm, khi tôm còn chưa giảm ăn để tăng hiệu quả xử lý