Ngày đăng: 17/08/2024  
GIUN SÁN Ở GIA CẦM – GỢI Ý THUỐC PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ
Trong quá trình chăn nuôi gia cầm nếu không đảm bảo vệ sinh trong thức ăn và chuồng trại chăn nuôi thì rất dễ nhiễm bệnh và nhiễm ký sinh trùng. Trong đó giun, sán là một trong những bệnh thường gặp mà bà con chăn nuôi gia cầm ít khi để ý. Vì vậy, phải thường xuyên tẩy giun sán cho đàn gia cầm để đảm bảo sức khỏe của chúng.


I. ÐẶC ĐIỂM CÁC LOÀI GIUN SÁN
Giun sán là loài nội ký sinh, sống và phát triển chủ yếu trong đường tiêu hóa của gia cầm (gà, vịt, cút,…)

Giun đũa (Ascaridia galli)

Xảy ra ở hầu hết tất cả các lứa tuổi gia cầm. 
Giun có màu vàng, độ dài từ 5 - 10 cm, sống ký sinh trong ruột non, sức đề kháng trứng tốt, có thể tồn tại lâu trong môi trường bên ngoài. 
Thời gian kể từ lúc gia cầm ăn phải thức ăn gây nhiễm đến khi giun trưởng thành và ký sinh ở bên trong là khoảng 35 – 58 ngày.

Giun kim (Heterakis gallinarum)

Loại giun này phát triển trực tiếp, dài 1 - 1,5 cm, sống ở manh tràng.
Gia cầm thường bị nhiễm giun kim thông qua đường miệng: trứng giun kim sẽ đi theo phân và được thải ra ngoài, con khác khi ăn phải sẽ bị lây nhiễm. Khi đó, một phần trứng của giun kim sẽ bị giun đất ăn và giữ trong cơ thể của giun đất một thời gian, khi gia cầm ăn phải giun đất có chứa giun kim thì sẽ bị tái nhiễm. Đây chính là một trong số nguyên nhân khiến cho bệnh giun kim luôn mắc dai dẳng tại các trại chăn nuôi gia cầm.

Sán dây (Raillietina spp.)

Gà nhiễm sán dây là một hiện tượng xảy ra nhiều ở Việt Nam.
Sán dây thường có kích thước thay đổi, lên đến 25 cm hoặc có trường hợp dài hơn. Chúng thường sống ký sinh vào thành ruột của gà để hút dinh dưỡng từ thức ăn, những đốt sán khi trưởng thành sẽ được thải ra ngoài theo phân. Trong quá trình ký sinh trong ruột, sán dây cắm sâu vào niêm mạc ruột của gia cầm và gây ra tổn thương bên trong cơ thể. 

Sán lá ruột (Echinostoma revolutum)

Loại này sẽ ký sinh ở manh tràng và trực tràng của gia cầm. Ký chủ trung gian của chúng là các loài ốc nước ngọt và ký chủ bổ sung là một số loài như: nòng nọc, ốc, ếch, nhái. 
Ở mọi lứa tuổi gia cầm đều có nguy cơ bị nhiễm sán lá, đối với gia cầm càng lớn, khả năng bị nhiễm sán lá càng cao.

Sán lá ống dẫn trứng (Prosthogonimus cuneatus)

Ký chủ trung gian là các loài ốc nước ngọt và ký chủ bổ sung là các loài ấu trùng chuồn chuồn và chuồn chuồn
Loài sán sẽ dùng 2 giác bám để bám vào và gây kích thích niêm mạc, và phá hủy các chức năng tuyến tạo vỏ làm calci tiết ra quá nhiều hoặc quá ít. Không chỉ thế, sán lá còn phá hủy các chức năng tuyến albumin tích lũy lại, điều này khiến cho ống dẫn trứng sẽ bị co bóp, không bình thường. Trứng đẻ ra thường bị biến hình, vỏ trứng mềm, và không có lòng đỏ.

Vị trí các loài giun, sán trên gia cầm

II. TRIỆU CHỨNG
Thông thường, khi gia cầm bị nhiễm giun sán sẽ không có những triệu chứng cụ thể, chúng vẫn ăn uống như bình thường, tuy nhiên do không được hấp thụ thức ăn nên giảm tốc độ tăng trưởng, còi cọc, tình trạng phân đàn lớn, tiêu chảy, sưng mắt, mắt có bọt, thiếu máu và giảm sản lượng trứng. Chất lượng trứng cũng bị ảnh hưởng, vỏ trứng và lòng đỏ nhạt màu, khả năng sinh sản thấp hơn.
Trong trường hợp nghiêm trọng, nhiễm giun nặng có thể dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, gia cầm bị nhiễm giun thường biểu hiện hành vi mổ cắn nhau nhiều hơn và dễ mắc các bệnh khác hơn.
Giun kim thường không gây ra thiệt hại nghiêm trọng, nhưng có thể mang Histomonas meleagridis, một loại ký sinh trùng đơn bào gây bệnh đầu đen trên gà. Gà có thể bị nhiễm bệnh nếu chúng ăn phải trứng giun kim hoặc giun đất chứa trứng giun kim.
Ngoài ra, có thể nhận biết đàn gia cầm bị giun sán thông qua việc mổ khám đường ruột.

III. GỢI Ý THUỐC PHÒNG VÀ TRỊ GIUN SÁN HIỆU QUẢ
SAZOL – đặc trị sán dây, sán lá, giun các loại và diệt ấu trùng

Công dụng:

– SAZOL có hoạt phổ diệt ký sinh trùng rộng: Diệt các loại sán dây, sán lá, giun tròn, giun đũa, giun tròn và giun kim… Ký sinh ở dạ dày, ruột non, manh tràng, gan, mật.

– SAZOL diệt các loại ký sinh trùng trưởng thành và các dạng ấu trùng đang di hành.

Liều lượng:

Lắc đều trước khi sử dụng.

Gia cầm (gà, vịt, cút): 1 ml/5-10 kg thể trọng, hay 1ml hòa với 1 lít nước cho uống.
Tẩy giun sán định kỳ khoảng 1,5 tháng/ lần.
Tẩy giun sán là một trong những việc không thể thiếu trong chăn nuôi. Sadova hy vọng với bài viết này sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được sản phẩm tẩy giun sán phù hợp và hiệu quả.
Tài liệu do P.Kỹ Thuật biên soạn



Những bài liên quan
CẦU TRÙNG TRÊN GIA CẦM - PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ GIÚP GIẢM CHI PHÍ

Giới thiệu về bệnh cầu trùng trên gia cầm, cách phòng và điều trị hiệu quả

KASAN - GIẢI PHÁP PHỤC HỒI SINH LỰC GIA CẦM

Nguyên nhân gây suy nhược cơ thể trên vật nuôi và giải pháp khắc phục

Bổ sung Vitamin trong chăn nuôi gia cầm

Vitamin là chất có hoạt tính sinh học cao, với nồng độ thấp nhưng vitamin có vai trò quyết định sự tồn tại của tất cả quá trình sống. Vitamin cần thiết cho các quá trình trao đổi chất của cơ thể sống, tham gia vào cấu trúc của các nhóm enzyme xúc tác các phản ứng sinh hóa trong...gia cầm

Một số giải pháp giúp nuôi tôm mùa lạnh tốt hơn

Nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến tôm nuôi như thế nào?- Tôm giảm ăn, chuyển hóa kém, hệ số FCR tăng cao - Tôm chậm lớn hơn so với mùa nắng, khiến thời gian nuôi kéo dài- Dễ nhiễm bệnh đặc biệt là virus (đốm trắng, hồng thân)- Tôm dễ bị rớt cục thịt, khi nhiệt độ ...

BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) VÀ CRD GHÉP E.COLI (C.CRD) TRÊN GIA CẦM

Bệnh hô hấp mãn tính, CRD, CCRD trên gia cầm và cách phòng trị







Thông tin liên hệ

Công ty TNHH SADOVA

Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Xã Mỹ Hạnh Bắc, Huyện Đức Hoà, Tỉnh Long An

https://sadova.vn

Copyright © 2020 - 2024 Sadova Co., Ltd. MST: 1101941527

Developed by: KhaLa

Chúng tôi trên các kênh