NGUYÊN NHÂN HÔ HẤP TRÊN HEO VÀ
CÁCH PHÒNG, TRỊ HIỆU QUẢ
-
NGUYÊN NHÂN
Do virus gây bệnh giả dại, virus gây bệnh Tai xanh, virus gây bệnh cúm, circovirus…
Do vi trùng:
Actinobacillus pleuropneumoniae (APP), Bordetella bronchiceptica, Haemophilus parasuis, Pasteurella multocida, Streptococcus suis, Salmonella cholera suis, Mycoplasma…
Do ký sinh trùng : Do giun phổi, do sự di hành của ấu trùng giun tròn
-
CƠ CHẾ SINH BỆNH
Trong số các vi khuẩn gây bệnh viêm phổi, có một số vi khuẩn phổ biến như:
Mycoplasma, Pasteurella multocida, Haemophillus parasuis, Actinobacillus pleuropneumoniae thường xuyên có mặt trong chuồng trại và trong vòm họng của heo. Một khi sức đề kháng của heo bị suy giảm do đại thực bào bị hư hại khi heo bị nhiễm virus bệnh tai xanh. Niêm mạc và hệ thống lông rung đường hô hấp bị hư hại do nhiễm
Mycoplasma. Hoặc khi nhiễm Cirovirus, các hạch bạch huyết bị viêm làm giảm khả năng diệt khuẩn.
Thêm vào đó, nếu điều kiện nuôi dưỡng kém, heo bị stress do môi trường, vi khuẩn sẽ xâm nhập xuống phổi và gây viêm cấp tính. Trong số đó
Pasteurella multocida thường gây bệnh cấp tính làm heo chết đột ngột,
Actinobacillus pleuropneumoniae với ngoại độc tố gây tràn dịch phổi – màng phổi và gây xuất huyết cấp tính tại phổi nên khi heo chết thường bị chảy máu mũi. Heo con bị nhiễm Mycoplasma rất sớm, từ khi còn theo mẹ, nhưng đến khi cai sữa do heo bị stress, bệnh mới phát ra.
-
TRIỆU CHỨNG
Đặc trưng của bệnh đường hô hấp là heo ho,sốt cao, khó thở, thở thể bụng, chảy nhiều dịch mũi, giảm ăn hoặc bỏ ăn.Một vài trường hợp có thêm triệu chứng chảy máu mũi. Để phân biệt bệnh viêm phổi do
Mycoplasma thì heo ho to từng cơn dài 7-10 tiếng, ho mọi lúc: sáng sớm, chiều tối, sau khi ăn, bị rượt đổi v.v…
-
ĐIỀU TRỊ
Nên điều trị sớm và tích cực để có kết quả cao.
Nên ưu tiên chọn các kháng sinh chưa bị lờn thuốc và cho kết quả điều trị cao như:
SADO CEFTI rất hiệu quả với các bệnh hô hấp thở thể bụng, tụ huyết trùng, nhưng lưu ý kháng sinh này không hiệu quả với bệnh suyển heo (
Mycoplasma)
Trong khi đó thuốc
SA FENDO rất hiệu quả với các mầm bệnh do vi trùng gây ra, nguyên phát hoặc thứ phát, kể cả bệnh suyển heo do
Mycoplasma hyopneumoniae
-
PHÒNG NGỪA
Người chăn nuôi phải dùng biện pháp tổng hợp gồm 4 vấn đề: (1) Tiêm vaccine + (2) sát trùng chuồng trại + (3) sử dụng thuốc + (4) chăm sóc quản lý tốt.
-Tiêm đầy đủ vaccine để phòng các bệnh truyền nhiễm, kể cả vaccine ngừa bệnh hô hấp khi heo còn khỏe mạnh. Nên chọn vaccine hô hấp loại đa giá.
- Chuồng phải được sát trùng định kỳ 7 ngày 1 lần với thuốc
BENCIDE, giữ khô chuồng để giảm độ ẩm, chuồng phải thông thoáng. Tránh gây stress cho heo, đừng nhốt heo chật chội, nhập heo vào cùng lượt và xuất ra cùng lượt.
- Sau mỗi đợt dùng kháng sinh, nên trộn
SAN PROBI vào thức ăn liên tục để cung cấp vi khuẩn có lợi, tăng sức đề kháng và giảm khí độc trong chuồng nuôi.
Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da, trong 3-5 ngày.
Heo: 1- 3 ml/ 50kg thể trọng.
Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da, trong 3-5 ngày.
Heo, trâu, bò, dê, cừu: 1ml/ 15-20 kg thể trọng
Tài liệu do Phòng Kỹ thuật – Marketing biên soạn