CẦU TRÙNG TRÊN GIA CẦM - PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ GIÚP GIẢM CHI PHÍ
Trước diễn biến thời tiết phức tạp đang trong giai đoạn chuyển mùa, ẩm độ cao, chuồng trại môi trường chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh thú y. Đồng thời qua quan sát lâm sàng và kết quả xét nghiệm của Chi cục Chăn nuôi Thú y cho thấy, hiện nay trên đàn gà tỷ lệ mắc bệnh Cầu trùng rất cao. Để chủ động phòng và trị bệnh Cầu trùng cho gà, Công ty TNHH Sadova hướng dẫn bà con về bệnh Cầu trùng ở gà và các biện pháp phòng, trị hiệu quả giúp giảm chi phí chăn nuôi.
-
NGUYÊN NHÂN
Bệnh Cầu trùng ở gà là bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm, do loài ký sinh trùng đơn bào gây ra. Do các loại cầu trùng như:
Eimeria tenella, Eimeria necatrix, E.brunetti, E.maxima, E.acevulina, E.mitis… Mỗi loài ký sinh ở đoạn khác nhau trên đường tiêu hóa ở gà. Trong các loài
Eimeria tenella ký sinh ở manh tràng
, Eimeria necatrix ký sinh ở tá tràng gây hậu quả nghiêm trọng nhất.
-
ĐƯỜNG TRUYỀN LÂY:
Bệnh lây qua đường tiêu hóa do gà
ăn phải nang của cầu trùng có trong thức ăn, nước uống bị nhiễm mầm bệnh từ gà bị nhiễm cầu trùng hoặc gà đã khỏi bệnh nhưng còn mang trùng bài thải ra ngoài.
Eimeria tenella và
Eimeria necatrix xâm nhập vào các lớp tế bào ruột, phá vỡ mạch máu gây tình trạng xuất huyết nặng →
làm gà đi phân sáp hoặc phân có máu.
-
TRIỆU CHỨNG
Cầu trùng
manh tràng và cầu trùng
ruột non, đôi khi kết hợp cả hai thể cùng một lúc.
-
Cầu trùng ở manh tràng: Bệnh thường xảy ra lúc gà từ 3 đến 7 tuần tuổi (khá phổ biến). Gà có biểu hiện kêu nhiều, ăn ít, uống nước nhiều, gà xệ cánh, xù lông, đi phân sệt có màu đỏ nâu, phân gà sáp hoặc có máu tươi.
-
Cầu trùng ở ruột non (tá tràng): Phổ biến ở gà giò, gà bị viêm ruột, tiêu chảy thất thường, phân có lẫn máu màu nâu sậm (phân gà sáp), có khi thấy máu tươi
-
BỆNH TÍCH
-
Cầu trùng manh tràng:
-
Hai manh tràng sưng rất to, bên ngoài có màu nâu đen hoặc đen, trong lòng manh tràng chứa đầy máu tươi lẫn trong chất chứa màu đen, máu có thể đông thành những cục lổn nhổn.
-
Hậu môn ướt, lông bết, xung quanh cơ vòng hậu môn có những điểm xuất huyết
-
-
Bệnh cầu trùng tá tràng (ruột non):
-
Xuất huyết và hoại tử niêm mạc ruột (thành ruột có nhiều tụ điểm xuất huyết).
-
Ruột phình to từng đoạn, có nhiều điểm trắng, đỏ; chứa nhiều dịch nhày, chất chứa lẫn máu.
-
-
Túi mật căng phồng, chứa đầy dịch mật.
-
Ở thể kết hợp thì cả tá tràng và manh tràng đều sưng to và có màu nâu sậm.
-
-
PHÒNG BỆNH
Phòng bệnh bằng thuốc: Gà Công nghiệp: Lần 1 lúc 11, 12 ngày tuổi. Lần 2 lúc 22, 23 ngày tuổi, liên tục 2 ngày.
Gà chăn thả: 3 lần lúc 2, 4 và 7 tuần tuổi. Mỗi lần dùng 2 ngày liên tục
Gà giống: 3 tháng uống 1 lần, liên tục 2 ngày
Phòng bệnh bằng biện pháp vệ sinh thú y:Nuôi trên nền thì phải có lớp độn chuồng hút ẩm và khô ráo. Sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh và sát trùng chuồng trại với
BENCIDE sau đó thay lớp độn chuồng mới.
Chuồng phải thông thoáng, không bị lạnh hoặc quá nóng. Nuôi gà thả ngoài sân thì sân phải khô ráo và nên trải một lớp cát
-
ĐIỀU TRỊ
Dùng sản phẩm
SATORIN để điều trị kết hợp thêm chất điện giải và vitamin như
ZYMVI B hoặc
STRESS KC để tăng sức đề kháng, giúp gà mau lành bệnh. Tách riêng gà bệnh để chăm sóc và tiến hành sát trùng chuồng trại 2 - 3 ngày 1 lần trong suốt thời gian có bệnh.
Phòng Kỹ Thuật – Công ty TNHH Sadova Liên hệ tư vấn: 0387 178 928 (Mrs. Thu) – Phòng Kỹ Thuật, Công ty TNHH Sadova
Tài liệu do P. Kỹ thuật biên soạn