Ngày đăng: 15/01/2024  

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP NUÔI TÔM MÙA LẠNH TỐT HƠN
 

1 Một số lưu ý:
Tôm là động vật biến nhiệt, hoạt động trao đổi chất phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường nước ao. Nhiệt độ thích hợp cho tôm khoảng 25-32℃
Thông thường sức ăn của tôm sẽ giảm 10% nếu nhiệt độ nước giảm xuống 1℃. Mưa và thời tiết lạnh có thể làm giảm nhiệt độ nước ao 3-5℃, vì vậy sức ăn của tôm có thể giảm ít nhất 30% so với thông thường
Ở nhiệt độ 13℃, tôm thẻ sẽ giảm ăn, giảm bơi lội, và tăng tỉ lệ chết ( Fan, Wang & Wu, 2013 ; Huang và cộng sự, 2017).
2 Nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến tôm nuôi như thế nào?
- Tôm giảm ăn, chuyển hóa kém, hệ số FCR tăng cao
- Tôm chậm lớn hơn so với mùa nắng, khiến thời gian nuôi kéo dài
- Dễ nhiễm bệnh đặc biệt là virus (đốm trắng, hồng thân)
- Tôm dễ bị rớt cục thịt, khi nhiệt độ xuống thấp kéo dài tôm xuống đáy để tránh rét (đặc biệt giữa ao) sẽ tiếp xúc khí độc, mầm bệnh
- Mùa lạnh trời âm u, tảo không phát triển, gây thiếu oxy về đêm
- Hoạt động phân giải kém + xi phong khó khăn -> tích tụ bùn thải, khí độc
3 Một số giải pháp nuôi tôm mùa lạnh
- Xây dựng nhà bạt (tốt nhất là theo kiểu chóp nón để tránh gió) đảm bảo che mưa và giữ nhiệt. Phía trên có lớp màn che nắng cơ động để điều chỉnh ánh sáng. Mái trong nhà kính có hệ thống đèn chiếu sáng để giữ nhiệt và cho tảo phát triển vào những ngày tối trời.
- Quây bạt hoặc dùng các tấm Fibro xi măng chắn gió bờ ao.
- Chỉ thả giống khi nhiệt độ thực sự ổn định, không thả khi đang mùa gió lạnh tràn về, chọn thời điểm thả có nhiệt độ nước ấm nhất trong ngày (12 - 14 giờ)
- Sử dụng quạt, sục khí nhiều hơn để chống phân tầng nhiệt, và đảm bảo oxy trong những ngày âm u (nhà bạt kín oxy khuếch tán từ không khí sẽ ít hơn)
- Chủ động giảm thức ăn khi nhiệt độ giảm
- Quản lý tốt chất lượng nước
- Thường xuyên kiểm tra pH, độ kiềm vào những ngày mưa. Sau đây là giải pháp của SANDO cho 1 số tình huống:

TT

Trường hợp

Phương pháp xử lý

1

pH giảm

Vôi Calcibest rải dọc bờ và trong ao trước mưa, sau khi mưa nếu pH giảm bón trực tiếp vào ao

2

Kiềm giảm

Bơm bỏ (hoặc xả) lớp nước bề mặt.

Dùng SD Super Akaline  + Calcibest, lặp lại đến khi độ kiềm đạt yêu cầu

3

Thiếu hụt khoáng chất


Tạt và cho ăn khoáng Calciphorus hay Sanramix  

4

Ngừa tôm rớt cục thịt


Tạt San anti shock + khoáng Sanramix trước và trong mưa





- Tăng cường sức khỏe và sức chống chịu cho tôm bằng khoáng chất, vitamin như: Calciphorus, San anti shock

- Nâng cao tốc độ tăng trưởng và khả năng bắt mồi bằng DOSAL

- Nâng cao hệ miễn dịch tôm giúp chống lại mầm bệnh di Virus, Vi khuẩn bằng VIGAN
Và sử dụng các sản phẩm có tính ấm như DOGACA:


Phòng Kỹ thuật - Marketing.




Những bài liên quan
KASAN - GIẢI PHÁP PHỤC HỒI SINH LỰC GIA CẦM

Nguyên nhân gây suy nhược cơ thể trên vật nuôi và giải pháp khắc phục

Biến động pH ảnh hưởng đến tôm và cách điều chỉnh

pH là chỉ số đo đặc trưng về độ axit (chua) hoặc độ kiềm (chát) của nước. Giá trị cho phép đối với tôm sú và thẻ chân trắng 7 - 9, dao động trong ngày không quá 0,5 (QCVN 02 - 19: 2014/BNNPTNT). Trong đó khoảng pH tối ưu cho nuôi trồng thủy sản là là 7,5 đến 8,5...

Cách xử lý tôm bị trống đường ruột

Trống đường ruột: là biểu hiện trong đường ruột không có thức ăn, hoặc các biểu hiện không phải màu thức ăn như màu đỏ do ăn xác sinh vật, màu vàng do nhiễm trùng gregarin,…Trống đường ruột cho biết tôm có ăn hay không ăn...







Thông tin liên hệ

Công ty TNHH SADOVA

Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Xã Mỹ Hạnh Bắc, Huyện Đức Hoà, Tỉnh Long An

https://sadova.vn

Copyright © 2020 - 2024 Sadova Co., Ltd. MST: 1101941527

Developed by: KhaLa

Chúng tôi trên các kênh